Các phương pháp chữa viêm niệu đạo tốt nhất dành cho người bệnh

Các phương pháp chữa viêm niệu đạo tốt nhất dành cho người bệnh 

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiểu của nam giới do sự tấn công xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi nấm, tạp trùng, tạp khuẩn khiến người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, sưng đau dọc niệu đạo, đau khi quan hệ tình dục và khi xuất tinh.

Ở nam giới, niệu đạo không chỉ có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài mà còn làm nhiệm vụ dẫn tinh trùng khi nam giới xuất tinh sang âm đạo của phụ nữ để thực hiện chức năng sinh sản. Vì vậy, viêm niệu đạo nếu không chữa trị đúng cách không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến khả năng sinh sản của phái mạnh.

1. Phương pháp chữa viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn

Viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn gây ra là bệnh lý phổ biến và cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm niệu đạo ở nam giới.

Bệnh do lậu cầu khuẩn gây nên chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh kiến niệu đạo của nam giới bị viêm và có dấu hiệu chảy dịch mủ đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. bên cạnh đó, khi bị viêm niệu đạo do lậu, người bệnh còn có biểu hiện ngứa ngáy và sưng đỏ lỗ sáo, đau buốt dương vật, cơ thể mệt mỏi chán ăn, buồn nôn, ớn lạnh.

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo do lậu chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc đặc trị là Azithromycin hoặc Doxycycline, Cefixim đường uống hoặc Ceftriaxone tiêm bắp. Sau khi dùng thuốc trong 3 tháng thì người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ và sử dụng thêm phác đồ kháng sinh Azithromycin/5 ngày hoặc Doxycycline/7 ngày và Metronidazol liều duy nhất.

Người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngừng thuốc giữa chừng khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm. việc điều trị không dứt điểm sẽ khiến vi khuẩn lậu gây viêm niệu đạo tái phát nặng hơn, việc chữa trị sẽ càng khó khăn hơn.

2. Phương pháp chữa viêm niệu đạo không do lậu gây ra

Bên cạnh nguyên nhân do vi khuẩn lậu thì bệnh viêm niệu đạo ở nam giới còn hình thành bởi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, tạp trùng, nấm như Chlamydia trachomatis, Mycoplasma genitalium, Trichomonas vaginalis, Candida albicans,  Herpes simplex virus, Streptococcus, Staphylococcus saprophyticus, Escherichia coli….tùy vào tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

2.1. Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia và Mycoplasma

Phương pháp chữa viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia và Mycoplasma người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Azithromycin viên 1 gram, uống liều cao nhất.
  • Doxycyclin 100mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần uống thuốc là 12 giờ, thời gian dùng thuốc trong 7 ngày.
  • Ofloxacin 300mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần uống thuốc 12 giờ, thời gian dùng thuốc trong 7 ngày.
  • Erythromycin 500mg/lần, uống 4 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần uống thuốc 6 giờ, thời gian dùng thuốc trong 14 ngày.

Lưu ý: Cần điều trị song song cho cả bạn tình để tránh trường hợp lây nhiễm chéo trở lại.

2.2. Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm Trichomonas

Phương pháp chữa viêm niệu đạo do nhiễm Trichomonas thuốc điều trị là metronidazol, dùng 1 trong 2 phác đồ sau:

  • Metronidazol 500 mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần uống thuốc 12 giờ, thời gian dùng thuốc trong 7 ngày.

Điều trị cho cả người bệnh và người cùng quan hệ tình dục.

2.3. Trường hợp viêm niệu đạo do nấm

Phương pháp chữa viêm niệu đạo do nấm Candida albicans thường ít gặp. Thuốc điều trị chống nấm có thể lựa chọn là Fluconazol viên 50 mg, 150 mg hoặc Itraconazole viên 100 mg

  • Uống một liều duy nhất 150 mg.
  • Điều trị cho cả người bệnh và người cùng quan hệ tình dục.

Itraconazole viên 100mg, ngày uống 2 viên, 1 lần trong ngày ( sau bữa ăn ), trong 3 – 5 ngày.

2.4. Trường hợp viêm niệu đạo thông thường 

Phương pháp chữa viêm niệu đạo thôn thường tương tự như điều trị viêm bàng quang cấp, lựa chọn một trong các nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolon, beta-lactam, trimethoprim-sulfamethoxazol với liệu trình ngắn từ 3 – 5 ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể được sử dụng kết hợp với thuốc hạ sốt Paracetamol nếu người bệnh có biểu hiện sốt cao và Thuốc giảm đau tiết niệu Phenazopyridine.

Xem thêm

https://toidikhambenh.com/phuong-phap-chua-viem-nieu-dao-518.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá chất lượng phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Ưu nhược điểm của phương pháp chữa viêm lộ tuyến bằng sóng cao tần

Địa chỉ chữa viêm lộ tuyến tốt nhất là như thế nào?